Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, ngành xây dựng đã có nhiều bước tiến đáng kể về các công cụ thiết kế, quản lý xây dựng và dự toán công trình, đặt biệt là sự chuyển đổi việc thiết kế mô hình 3D trong phần mềm AutoCAD.
Sự chuyển đổi này tạo ra nhiều lợi ích đáng kể cho ngành xây dựng nói chung và kỹ sư dự toán nói riêng. Trước khi mô hình 3D xuất hiện, các kỹ sư dựa trên các bản vẽ 2D để lập kế hoạch và tính toán số lượng đặt hàng cũng như các chi phí tương ứng. Ngày nay, khi mô hình 3D phát triển, khối lượng công việc đã giảm tải đáng kể.
Để có kế hoạch và số lượng đặt hàng chính xác, trong một thời gian dài, các kỹ sư dự toán đã phải tính toán thủ công từ các bản vẽ 2D. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các bản vẽ giấy đã được thay thế bằng các mô hình 3D và các phương pháp tính toán thủ công được thay thế bằng các phần mền nhập liệu và bảng tính.
Trong một thời gian dài, việc các kỹ sư và kiến trúc sư thiết kế tuyên bố từ chối trách nhiệm bằng cách nói rằng “các mô hình 3D không được sử dụng để tính toán thống kê” đã khiến cho các kỹ sư dự toán ngưng sử dụng các mô hình 3D trong việc dự toán và lên kế hoạch xây dựng. Trong những trường hợp, chủ đầu tư hoặc các bên liên quan muốn thay đổi thiết kế, kỹ sư dự toán phải xem xét lại toàn bộ quá trình. Điều này sẽ tốn nhiều thời gian và sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian của cả dự án.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thì mô hình BIM ra đời, giải quyết được nhiều vấn đề gây tổn hại đến ngành xây dựng, đặc biệt là ở khâu dự toán. Khi các kỹ sư dự toán nhận các mô hình 3D, họ có thể tương tác với các phần mềm định giá để trực tiếp chuẩn bị chi phí và các bảng chi tiết đầu việc, khối lượng và chủng loại vật liêu (viết tắt là BOQ) để đặt hàng.
Hơn thế nữa, các kỹ sư dự toán còn làm việc thành thạo với các mô hình 3D và các bảng tính excel trong nhiều năm. Mô hình thi công của BIM là công cụ thay thế hữu hiệu nhầm đạt được dự toán chính xác với sự hỗ trợ của các phần mềm bên ngoài như Cost X, Autodesk Quantity Takeoff hay những công cụ khác với mục tiêu nhấn mạnh vào sự thống nhất trao đổi khi thiết kế.
Tuy nhiên, ý định phát triển những mô hình đầy đủ thông tin giữa các bên còn mờ nhạt và chưa rõ ràng vì các kỹ sư dự toán chưa thực sự tham gia vào quá trình BIM. Nếu có sự trao đổi thường xuyên giữa kỹ sư dự toán và các bên tư vấn thiết kế, thì mục tiêu thiết kế và kế hoạch dự toán sẽ tương ứng với nhau. Hơn nữa, nếu kỹ sư dự toán tham gia vào quá trình BIM ngay từ đầu, họ có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết vào mô hình thiết kế. Như vậy, kỹ sư thiết kế vừa được phép truy cập vào dữ liệu, tạo ra những mô hình BIM liên kết và có thể đề xuất điều chỉnh hình khối và nội dung của thiết kế để phù hợp với ước tính.
Mỗi quốc gia cần có chiến lược riêng để áp dụng BIM. Anh và Singapore là hai quốc gia dẫn đầu về việc bắt buộc sử dụng BIM. Tiếp theo đó, những quốc gia với nên khoa học tiên tiến như Mỹ đang sửa đổi các chính sách để BIM trở thành một nền tảng chính thống trong xây dựng. Cản trở mà các quốc gia này gặp phải chính là thay đổi tư duy của các kỹ sư dự toán, bắt đầu bằng cách xem xét các lợi ích mà BIM mang lại.
Bằng cách tự động hóa thống kê số liệu, nền tảng BIM góp phần gia tăng tốc độ của quá trình dự toán truyền thống. Điều này là mấu chốt quan trọng thúc đẩy các kỹ sư dự toán sử dụng BIM. Sự hiểu quả và tính chính xác của các công cụ thống kê dự toán cải thiện đáng kể khi áp dụng BIM vào ước tính chi phí và lên kế hoạch quản lý xây dựng. BIM hỗ trợ tối đa tính chính xác bằng việc liên tục cập nhật theo thời gian thực những sai số của thiết kế chi tiết giữa các mô hình BIM liên kết. Tính chính xác được xác định dựa trên sự kết nối các thành phần bên ngoài và việc cập nhật đồng thời các thay đổi thiết kế để có thông tin chi phí dự toán. Những cập nhật đó cho phép nhóm dự án sử dụng BIM hiệu quả hơn và thống nhất quan điểm cả về dự toán, độ thẩm mỹ và bố cụ không gian của thiết kế.
Do đó, BIM giúp cho việc quản lý chi phí và đảm bảo tính ổn định cho toàn dự án. Khi sử dụng BIM, việc thu thập dữ liệu thống kê từ thiết kế và hỗ trợ mua hàng cho các dự án xây dựng trong suốt quá trình từ khi xây dựng đến khi gỡ bỏ đều có thể hoàn thành. Đồng thời, BIM cũng giúp chủ doanh nghiệp và nhà thầu theo sát ngân sách và giảm những lãng phí gây ra bởi chi phí phát sinh trong thời gian dài.
Theo Hitech BIM Services